Ngày nay, du học không còn là khái niệm quá xa lạ, đặc biệt du học tại các nước Châu Á như Nhật – Hàn đang dần trở thành xu hướng. Mỗi năm có hàng chục ngàn người con rời khỏi quê hương để đến một đất nước khác có nền giáo dục tốt hơn. Việc muốn có cơ hội học tập và phát triển ở vùng đất mới không có gì là sai cả. Thế nhưng nhiều người vẫn có những cái nhìn tiêu cực về du học sinh cũng như vấn đề du học. Cùng Du học Tín Phát “vén màn” những định kiến sai lầm này nhé!

1. Đi du học chủ yếu “đốt tiền” của cha mẹ

Các du học sinh thường bị gắn mắc “con nhà giàu”, bởi lẽ đa phần đều nghĩ nhà có điều kiện thì mới lo được cho con đi nước ngoài học, từ chi phí sinh đến học hành sẽ tốn một khoản lớn. Nếu là các “cậu ấm cô chiêu” du học tự túc chỉ sang học rồi đi chơi check-in sang chảnh thì định kiến đó có thể hiểu được. Nhưng ngày nay đi du học còn có những dạng khác.

Có những định kiến khiến du học sinh phải “khóc thầm”

  • Dạng 1: Đó là những học viên có thành tích học tập vượt trội được tài trợ học bổng du học

Ở đâu cũng quý người tài nên các trường đều có những chính sách trao tặng học bổng để thu hút học sinh. Học sinh nhóm này không bị nặng nề về học phí nhưng phải đảm bảo năng lực học tập nếu muốn duy trì học bổng. Họ vẫn phải đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt nếu không muốn cha mẹ phải chu cấp thêm, hoặc có những ràng buộc về việc làm sau này khi ra trường.

  • Dạng 2: Học viên không có năng lực học tập vượt trội lẫn tài chính không quá mạnh vẫn có thể chọn phương án du học tiết kiệm và cố gắng tự trang trải khi qua đó học bằng cách làm thêm.  

Các học viên có thể chọn các chương trình du học chuyển tiếp (du học bán phần) để có thể nhận được các đặc quyền riêng (nhận học bổng bán phần, miễn giảm môn, giảm học phí,…) vừa tiết kiệm vừa có thể làm thêm. Ngoài ra có những chương trình chỉ yêu cầu trình độ tiếng nhất định là bạn có thể được đi du học, ngoài ra một số trung tâm còn hỗ trợ cho mượn kinh phí để được ra nước ngoài học tập. Việc đi du học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Xem thêm: https://duhoctinphat.edu.vn/7-meo-tiet-kiem-chi-phi-sinh-hoat-cho-du-hoc-sinh-han-quoc/

Thực tế dù nhà có điều kiện thì việc sang một đất nước xa lạ sinh sống cũng không phải dễ dàng. Ai cũng phải cố gắng tự lập và trưởng thành. Vì thế khi thấy một du học sinh “khoe” cuộc sống ở nước ngoài đừng vội đánh giá hay gán bất kì cái mác nào không hay về họ. Bởi bạn chưa biết họ đã phải trải qua những gì và cố gắng như thế nào để có thể theo học tại đất nước đó.

2. Đi du học là cống hiến cho nước khác, muốn định cư tại nước đó

“Làm ở đâu trên Trái Đất cũng là cống hiến cho nhân loại!”. Bản thân của việc “cống hiến” đã là tăng giá trị sống của bản thân. Dù “cống hiến” bằng hình thức nào? Ở đâu?… thì đều có ý nghĩa nhất định. Khi ai đó đi du học, không có nghĩa họ không yêu nước, vô ơn, góp phần vào tình trạng chảy máu chất xám hay họ chỉ đang giúp cho nước khác. Người Việt ở bất cứ đâu trên thế giới tạo nên một thành tích nào đó thì người dân Việt Nam đều có quyền tự hào.

Du học sinh hãy sống thật đẹp, quảng bá văn hóa truyền thống nước nhà tới bạn bè quốc tế cũng là góp một phần nho nhỏ vào việc tăng thiện cảm của nước bạn đối với hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam. Có những du học sinh quyết định định cư tại đất nước mình theo học, nhưng họ luôn hướng về tổ quốc, tìm cách làm cầu nối phát triển nền kinh tế, giao thương nước nhà.

Du học học đâu thì trong tim vẫn là quê hương tổ quốc

Thiết nghĩ, du học sinh dù ở lại hay quay về vẫn là quyết định của mỗi người. Chúng ta nên tôn trọng quyết định của họ. Và tôi tin rằng dù có ở đất nước nào đi chăng nữa, bất cứ người con đất Việt nào cũng luôn nhớ về quê hương mình với tấm lòng thành kính nhất.

3. Du học sinh sướng lắm

Nếu nói đi sang học ở nước ngoài, hưởng nền giáo dục tiên tiến, khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại, môi trường trong lành, lối sống văn minh thì đúng là du học sinh sướng thật!

Nhưng đó chỉ là bề nổi, đa số các bạn học sinh ra nước ngoài trải nghiệm học tập tuổi chỉ vừa mới đôi mươi thậm chí vừa tốt nghiệp cấp 3 nên đa phần còn non nớt. Một mình vượt qua những khó khăn, xa lạ nơi đất khách quê người không bao giờ là dễ dàng. Những “đứa trẻ” ấy sẽ dần hiểu chuyện, thậm chí phải tỏ ra kiên cường để gia đình khỏi lo lắng.

Những khó khăn có thể kể đến như: nhớ nhà, khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, thức ăn không hợp khẩu vị, bị phân biệt chủng tộc, bị lừa, kẹt tiền,.. là những thử thách du học sinh Việt Nam phải vượt qua.

Du học không chỉ có học. Kể cả gia đình có điều kiện thì đa số du học sinh đều đi làm thêm để trau dồi tiếng, để làm quen văn hóa bản địa cũng như kiếm thêm thu nhập. Những bạn có gia cảnh khó khăn thì làm thêm dường như là điều bắt buộc nếu muốn trụ lại. Thế nhưng vừa học vừa làm không hề dễ, làm quá sức còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: https://duhoctinphat.edu.vn/chia-se-cua-cuu-du-hoc-sinh-nhat-ban-ve-nhung-cong-viec-lam-them/

Dù phải đương đầu với vô vàn khó khăn nhưng đa phần du học sinh đều là những người có quyết tâm và ý chí vững vàng. Những bạn học sinh như thế thực sự đáng khâm phục!

4. Nhà nghèo thì không đi du học được

“Nhà nghèo thì không đi du học được”? Tại sao không? Như đã nói qua ở phần một, hiện nay có rất nhiều cách để được đi du học, kể cả khi bạn có hoàn cảnh khó khăn. Riêng Du học Tín Phát có rất nhiều chương trình học bổng để chắp cánh ước mơ du học của mỗi bạn.

Ngày nay, có rất nhiều cơ hội dành cho những bạn có ước mơ du học

Xem thêm: https://duhoctinphat.edu.vn/co-nhung-cach-nao-de-xin-hoc-bong-du-hoc-nhat-ban/

Có thể kể đến các gói học bổng: Học bổng hỗ trợ 50% học phí; Học bổng hỗ trợ 75% học phí; Học bổng toàn phần phát báo; Học bổng toàn phần điều dưỡng.

Liên hệ với Du học Tín Phát để được tư vấn cụ thể nhé!

 

DU HỌC TÍN PHÁT

Hotline: 0879 001 118
Fanpage: https://www.facebook.com/DUHOCTINPHAT
Youtube: https://www.youtube.com/c/TinPhatGroup