16/10/2019 - 03:36 PM - 1.093
lượt xem
Để đi du học Hàn Quốc thành công là niềm ao ước của biết bao bạn trẻ, và thực sự rất vất vả phải chuẩn bị mọi thứ từ việc chuẩn bị hồ sơ như thế nào, làm visa, học tiếng trước khi sang… Nhưng sang đến nơi rồi bạn vẫn phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng để tiếp tục vào một môi trường mới và chuẩn bị cho cuộc sống mới. Hãy cùng tìm hiểu xem những lưu ý quan trọng bạn cần nhớ khi mới đặt chân đến trường mới để có thể dễ dàng hơn cho cuộc sống du học xa nhà nhé!
1. Reside
Các trường Đại học sẽ hướng dẫn cụ thể sau khi các bạn đến nơi.Có trường sẽ tổ chức 1 buổi cho sinh viên đăng ký ngay tại trường. Nhưng cũng sẽ có trường hợp bạn phải tự ra cơ quan đăng ký (tuy nhiên vẫn có người của trường hướng dẫn cụ thể). RP/ID ai cũng phải làm, và rất cần thiết cho các đăng ký khác nữa. Bạn sẽ nhận đươc RP/ID sau 2 tuần – 1 tháng nên nếu làm được càng sớm càng tốt. Các bạn có thể tìm hiểu trước và đi làm luôn khi mới đến. Tự làm sẽ vất vả hơn nhưng bạn sẽ nhận đươc RP/ID nhanh hơn.
2. Các loại thẻ liên quan khác
Khi đến nhập học thì các bạn chắc chắn sẽ nhận được hướng dẫn kỹ càng từ phía nhà trường (thường là trong buổi định hướng, trường sẽ phát 1 túi đầy đủ cho các bạn).
3. Bảo hiểm
Vì phí chữa trị bên Hàn rất đắt nên nếu các bạn hay ốm hoặc bệnh thì nên mua bảo hiểm. Bảo hiểm đối với du học sinh tại Hàn Quốc là bảo hiểm y tế khu vực do Tổng công ty bảo hiểm y tế quốc dân điều hành. Để tham gia bảo hiểm y tế khu vực, phải hoàn thành việc đăng kí người nước ngoài và đệ trình lên Tổng công ty bảo hiểm y tế quốc dân các hồ sơ tài liệu chứng minh mục đích lưu trú. Các bạn có thể đăng ký ngay tại trường và sẽ được hướng dẫn đầy đủ chi tiết.
4. Chỗ ở
Lý tưởng nhất chính là bạn nên đăng ký ở tại kí túc xá của trường vì nó tiện cho việc đi lại, học tập của bạn và tiết kiệm chi phí rất nhiều. Bạn sẽ được làm quen với các bạn sinh viên Hàn Quốc cũng như các bạn du học sinh từ quốc gia khác đến như bạn. Tuy nhiên có một điểm trừ nho nhỏ đó là bạn không được nấu ăn trong kí túc xá. Dù vậy thì một số kí túc xá của các trường sẽ trang bị lò vi sóng trong phòng để sinh viên sử dụng.
Còn nếu không ở kí túc xá, chi phí bạn sẽ phải trả cho tiền nhà trung bình là 6 triệu/tháng cho 1 phòng đôi. Các trường ở khu xa hơn thì tiền thuê nhà có thể rẻ hơn.
5. Phương tiện đi lại – Giao thông công cộng
Những phương tiện công cộng bên Hàn đều dùng chung 1 thẻ giao thông. Đặc biệt thẻ này bạn có thể dùng mua hàng ở chuỗi siêu thị Seven Eleven hay những nơi có ghi Pop card (tên thẻ) ở ngoài cửa hàng. Bạn có thể mua thẻ ở các cửa hàng đó hoặc đến các cây mua vé ở các ga tàu để mua (các cây bán vé đều có tiếng Anh). Các bạn cũng có thể mua lẻ từng vé, nhưng mua thẻ Pop card sẽ được rẻ hơn 1 ít và cũng sẽ thuận tiện cho các bạn hơn.
Nếu đi xa, phương tiện di chuyển tiện lợi và rẻ (hơn máy bay) vẫn là tàu. Một số loại tàu và tuyến đường sẽ có những khuyến mại nhất định, đặc biệt là cho người nước ngoài. Các bạn có thể lên website của các hãng tàu để xem. Tàu điện ngầm giá khoảng 20.000/lần. Từ Seoul đến Busan (và các thành phố lớn) có tàu tốc hành rất nhanh nhưng cũng khá đắt. Ngoài ra còn có các tàu thường khác, dùng để đi những chỗ không quá xa Seoul. Nếu bạn muốn đến thăm đảo Jeju thì giá vé hợp lí nhất từ Seoul – Jeju là của hãng Jejuair.
6. Chi phí sinh hoạt
Tính trung bình ra thì sống ở Hàn đắt gấp 3 lần ở Việt Nam. Ngoài tiền thuê nhà ở chiến một khoản khá lớn thì còn khá nhiều các chi phí đắt đỏ khác. Giá cho 1 bữa ăn ngoài sẽ vào khoảng 100-120.000/ bữa. Nếu bạn tự nấu thì rẻ hơn 1 nửa.
Các cửa hàng café thì có rất nhiều để bạn tụ tập bạn bè nhưng hầu hết là trên 100.000, chứ không có café vỉa hè như Việt Nam. Hoa quả bên Hàn Quốc khá đắt. Các hoa quả miền nhiệt đới như xoài, chuối phải nhập khẩu nên rất đắt, có dâu tây là giá rẻ nhất.
7. Việc làm
Công việc lao động phổ thông cho sinh viên tại Hàn Quốc không phải là không có, tuy nhiên sẽ hiếm hơn các nước phương Tây và hầu hết là yêu cầu phải biết tiếng Hàn. Việc làm thì khá cực và giờ làm thường sẽ vào buổi đêm, lương khoảng 4.500-5.000 Won/giờ. Nếu tìm được công việc tốt, bạn hoàn toàn có thể tự lập trả các chi phí du học Hàn Quốc của bản thân và còn để được một khoản tiết kiệm nho nhỏ.
8. Ngân hàng
Thường thì mỗi trường sẽ có 1 ngân hàng liên kết và sẽ có ngân hàng đó trong khuôn viên trường. Có trường sẽ tích hợp thẻ sinh viên và thẻ ngân hàng luôn. Các bạn đổi sẵn tiền mặt Won tại Việt Nam và sang đó lập tài khoản, gửi tiền vào. Không mất phí làm hay phí sử dụng thẻ. Thẻ ATM rất rất tiện lợi ở Hàn vì ở đâu cũng có POS, chỉ cần có thẻ là có thể thanh toán được. Tuy nhiên khi dùng thẻ thì phí ngân hàng hơi cao. Nếu bạn muốn mua hàng trên mạng, sử dụng thẻ nội địa sẽ dễ hơn các thẻ nước ngoài. Và lập tài khoản ngân hàng cần Identity card.
9. Mua sắm
Quần áo, giày dép mùa đông ở Hàn Quốc khá đắt, đồ rẻ thì chủ yếu là đồ trung quốc nên các bạn có thể mang nhiều quần áo mùa đông hơn một chút. Đặc biệt nếu bạn vào các shop thì giá sẽ đắt hơn so với mua online. Một điểm lưu ý là các shop thường không cho thử đồ, chỉ được thử quần.
Mua sắm online rẻ hơn tuy nhiên khá là vất vả trong giai đoạn đầu vì việc kết nối được với tài khoản khá rắc rối vì họ rất coi trọng vấn đề bảo mật. Đầu tiên các bạn sẽ cần mở Internet banking (yêu cầu ngân hàng, không mất phí) , rồi làm theo các bước mà website đó yêu cầu. Chỉ cần thành công ở bước này thì sau đó các bạn có thể mua sắm dễ dàng và chuyển khoản ngay trên smartphone.
Hãy xác định tư tưởng ngay từ đầu rằng cuộc sống du học xa nhà sẽ không bao giờ là dễ dàng bởi sẽ chỉ có một mình bạn chiến đấu trên con đường sắp tới này. Chuẩn bị tinh thần thật tốt, thật vững vàng và một hệ thống những kiến thức nền đủ để bạn có thể xử lý được mọi tình huống nếu nó xảy ra trong quá trình học tập tại một môi trường mới. Bạn hãy coi đây là cơ hội để mình có thể tự lập và trưởng thành hơn khi không có gia đình, người thân bên cạnh. Các bạn nên học trước một chút tiếng Hàn ở nhà như việc giao tiếp cơ bản nhất, sẽ dễ dàng trong việc kết bạn và cả việc xin học bổng du học Hàn Quốc, nhớ nhé!
__________________DU HỌC TÍN PHÁT – CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ DU HỌC