Những bạn có ý định sang Hàn Quốc học tập, làm việc hay định cư chắc hẳn đều từng đã có thắc mắc này trong đầu: “Sống ở Hàn Quốc hay ở Việt Nam tốt hơn nhỉ?”. Để có sự so sánh khách quan và công bằng nhất, cùng Du học Tín Phát xem xét vấn đề này trên một số tiêu chí nhé.

I. Một số tiêu chí để so sánh

1. Cuộc sống có dễ dàng không?

2. Có an toàn về tài chính, kiếm tiền có dễ không?

3. Có nhiều bạn bè, thân thích không?

4. Số giờ làm việc có nhiều không, có bị áp lực công việc không?

5. Thời gian đi chơi, ăn nhậu có nhiều không?

6. Có gia đình bên cạnh không?

7. Bạn có điều gì đặc biệt yêu thích khi sống ở đây?

Thực tế hiện nay có nhiều người nhắc đến đi du học, xuất khẩu lao động Hàn Quốc bằng tính từ “màu hồng” nhưng với thái độ châm chọc, chế giễu. Họ cho rằng Hàn Quốc đúng ra màu xám, còn màu hồng là do các công ty tuyển dụng vẽ nên để lừa người không biết gì sang đó bán sức. Không thể phủ nhận việc một số nơi tô vẽ quá đà về những viễn cảnh tốt đẹp bên Hàn khiến nhiều người lầm tưởng Hàn Quốc đẹp lắm, việc nhẹ lượng cao, cuộc sống sung sướng… Hệ quả tất nhiên, khi sang đó mà họ chỉ cần thấy không như kỳ vọng của mình sẽ sinh ra tâm trạng chán nản, thất vọng và suy nghĩ tiêu cực. Nhưng hãy thử gạt bỏ hết các định kiến, đánh giá một cách khách quan bạn sẽ thấy Hàn Quốc cũng “xịn” lắm đấy!

Nghĩ đến lý do vì sao bạn có ý định đi nước ngoài, cụ thể là Hàn Quốc. Chẳng phải bạn có điểm không hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam sao? Chẳng hạn như lao động vất vả, miệt mài bán chất xám mà đồng lương vẫn ít ỏi, đồ ăn mất vệ sinh, hay chương trình học không đủ đáp ứng nhu cầu… Vậy sao sau khi sang Hàn, chất lượng cuộc sống được nâng cấp hơn nhiều thì vẫn không hài lòng?!

Ở Hàn thì kêu khắt khe, nhiều luật lệ, đắt đỏ, ít bạn bè, ít khi được đi ăn nhậu không được thoải mái như ở nhà. Ngược lại về Việt Nam rồi thì chê chất chất lượng cuộc sống thấp, không sạch sẽ, giao thông lộn xộn, không văn minh bằng Hàn.

Chúng ta nên nhìn nhận một cách khách quan là: Sống ở đâu cũng có mặt tốt mặt xấu, ở đâu cũng có cái thú vị riêng, quan trọng là thái độ của chúng ta sẽ khiến cho cuộc sống vui vẻ và dễ dàng hơn. Nhưng phải công nhận một điều là, cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn khi chúng ta đã bước chân ra đi, học được thêm ngoại ngữ mới, biết được nhiều thứ mới và học được các kỹ năng sinh tồn trong cuộc sống (bao gồm cả các kỹ năng nghề nghiệp).

Bạn hãy nhớ lại lý do vì sao bạn bước chân ra đi, dù là đi du học hay đi lao động? Chẳng phải là để nhìn thế giới bên ngoài, học hỏi ngoại ngữ và các kỹ năng nghề nghiệp hay sao? Không quên ý định ban đầu là cách tốt để chúng ta tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình mà không chệch hướng khỏi đó.

II. So sánh cụ thể Hàn Quốc và Việt Nam

 Cuộc sống ở Việt Nam và Hàn Quốc đều có ưu nhược điểm riêng

1. Ưu điểm

- Có nhiều người muốn sống tại Hàn Quốc vì:

+ Cuộc sống an toàn, không khí trong lành, cảnh đẹp

+ Đi làm thu nhập cao, cơ hội tích lũy tiền bạc lớn

+ Đa số con người thanh lịch, lịch sự

+ Cuộc sống vô cùng tiện lợi

+ Thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe

+ Học thêm ngôn ngữ mới, học nghề tốt, mở mang sự hiểu biết

- Có nhiều người lại muốn sống ở Việt Nam vì:

+ Ở gần người thân, có bạn bè, đi ăn nhậu và vui chơi dễ dàng

+ Đồ ăn ngon, hợp khẩu vị

+ Văn hóa thân quen hơn

+ Cơ hội kinh doanh lớn hơn (vì là người Việt)

+ Kiếm bạn gái, bạn trai dễ hơn, v.v…

Rốt cuộc thì nơi nào nhiều ưu điểm hơn? Không có câu trả lời chung vì mỗi người có những nhu cầu khác nhau vào từng thời điểm khác nhau. Nhưng nếu biết cách thì sống ở đâu bạn cũng có thể tìm thấy niềm vui.

2. Hạn chế

- Những khó khăn khi sống tại Nhật Bản:

+ Xã hội công nghiệp, phải làm thêm giờ (có thể 10 – 14 tiếng/ngày)

+ Ít bạn bè, không có gia đình bên cạnh

+ Cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái ít hơn

+ Có thể thức ăn không hợp khẩu vị của bạn (cần làm quen)

+ Khác biệt về văn hóa

- Những hạn chế khi sống ở Việt Nam:

+ Không khí không trong lành, cuộc sống bất tiện

+ Thu nhập trung bình nhìn chung là thấp

+ Không an toàn (nhiều trộm cướp, lừa đảo)

+ Một số nơi phải đi làm Thứ 7 (hay nửa ngày Thứ 7)

+ Vấn đề an toàn thực phẩm kém

Có thể nói, ở đâu cũng có ưu điểm và hạn chế riêng rất khó để khẳng định sống ở đâu là tốt hơn. Có nhiều người thích sống bên Hàn vì cuộc sống an toàn, con người lịch sự, không khí trong lành lại có nhiều cảnh ôn đới đẹp. Một số thích về Việt Nam hơn vì họ thích đi cà phê với bạn bè, sống bên cạnh gia đình và đặc biệt là kiếm người yêu dễ hơn. Có lẽ lựa chọn sống ở đâu là tùy thuộc mỗi người và sở thích của họ.

Tại sao không sống thử ở Hàn Quốc để lựa chọn xem đâu mới là cuộc sống phù hợp với mình nhỉ. Bạn có thể trải nghiệm vài năm, sống, học tập và làm việc ở đấy, tích lũy kiến thức, tích lũy tiền bạc. Bỏ ra vài năm, thu hoạch được nhiều, nếu không thích chúng ta lại có thể quay về sống ở Việt Nam. Khi trở về Việt Nam, bạn vừa có ngoại ngữ, vừa bằng cấp nước ngoài, lại có vốn cơ hội kiếm việc làm mới lương cao hay tự kinh doanh nằm trong tầm tay. Có lẽ đây là cách tối ưu nhất vẹn cả đôi đường.

Chưa kể nhiều người sang Hàn và thấy sống ở Hàn vui hơn, có thể họ hợp với tính cách, văn hóa người Hàn hơn. Có thể nhiều người sẽ phê phán họ sính ngoại, không yêu nước, như vậy là ấu trĩ vì mỗi người có quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Chính Việt kiều đóng góp rất nhiều cho kinh tế Việt Nam.

III. Ai sống bên Hàn sẽ vui?

Thường đó là những người yêu thích tiếng Hàn, yêu thích nước Hàn và sự văn minh của Hàn Quốc. Họ yêu thích ẩm thực Hàn và chịu khó đi khám phá các nơi. Họ chăm chỉ học tiếng, giao tiếp tốt, là người tuân thủ luật pháp... vì vậy Hàn Quốc là môi trường dễ chịu với họ. Chẳng khó gì khi ta biết thích ứng với môi trường sống, thay vì kêu ca, không chịu thích ứng thì nơi nào cũng "dễ ghét" thôi. 

Bạn thích sống ở Việt Nam hay Hàn Quốc?

Chẳng hạn như ăn uống? Phần lớn mọi người mua đồ ăn liền trong siêu thị và kết luận là chả có gì ngon cả. Giống như người nước ngoài qua Việt Nam, mua một trái xoài ngoài chợ, ăn thấy không ngon và kết luận Việt Nam chẳng có trái gì ngon vậy. Chúng ta phải bỏ công ra khám phá thì mới thấy cuộc sống thú vị. Chẳng hạn, người Hàn sang Việt Nam chỉ dám quanh quẩn ở khu người Hàn, chỉ ăn đồ ăn Hàn, vào bar, club vui chơi... Những người như thế thì chẳng bao giờ hiểu được nền văn hóa và ẩm thực Việt Nam cả. Muốn hiểu thì phải chịu khó đi ăn ốc, ăn hàng, đi chợ hoa,… thì mới có thể thấy yêu thích cuộc sống ở Việt Nam được.

Chính vì lẽ đó, chúng ta không thể lấy hiện tượng để đánh giá bản chất được, phải tìm hiểu sâu sát lúc đó mới thấy được nó có phù hợp với mình, có đúng với điều mà mình đánh giá không?!

IV. Ai sống ở Việt Nam vui?

Những người cho rằng sống ở Việt Nam thoải mái thì thường là những người có sự ổn định và an toàn về tài chính, tức là có tiền phòng thân rồi. Nếu đi làm quần quật ở Việt Nam mà lương thấp thì chắc cuộc sống sẽ không vui vẻ lắm. Nhiều người thấy Việt Nam vui chủ yếu là do họ đã đi nước ngoài và có mức lương cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, tức là chỉ “vui” nếu nhìn từ quan điểm của họ thôi.

Hoặc là nhiều bạn đi du học, về Việt Nam chơi 1 - 2 tháng rồi không muốn quay lại bên kia vì nghĩ Việt Nam vui hơn. Nhưng cần nhớ cái “vui” này là khi chúng ta về chơi ít ngày, không đi làm, chứ nếu về Việt Nam rồi tất bật đi làm thì nhìn chung nhiều người vẫn chọn không về Việt Nam đâu mà thích ở lại Hàn đi làm kia. Không tin bạn cứ thử hỏi 10 người đi Hàn về xem, số đông người trả lời sẽ cho bạn câu trả lời chính xác.


Du học Hàn Quốc để trải nghiệm cuộc sống

V. Kết luận

Cuộc sống ở đâu cũng sẽ dễ dàng vui vẻ nếu:

+ Bạn có kỹ năng cốt lõi

+ Bạn chịu khó học hỏi nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

+ Bạn có công việc tốt và nhiều lựa chọn (kể cả lựa chọn sống và làm việc ở nước ngoài)

+ Thế giới quan của bạn rộng (hiểu biết thế giới)

+ Nhân sinh quan của bạn rộng (tránh rơi vào các rủi ro như “Nô lệ của mức lương”)

+ Có người yêu, gia đình...

Cuộc sống vui vẻ hay không là do bản thân chúng ta có tìm cách để cuộc sống ngày càng dễ dàng và vui vẻ hơn hay không mà thôi, tức là chúng ta có đang theo đuổi đam mê, lý tưởng không hay chỉ chạy theo số đông trên một vòng tròn.

Xem thêm: https://tinphatgroup.com.vn/lua-chon-truong-the-nao-khi-di-du-hoc-han-quoc-du-hoc-han-co-dat-khong.htm

______________

DU HỌC TÍN PHÁT