1. Khi lần đầu tiên tiếp xúc với người Nhật
Khi lần đầu tiên gặp người mơi người Nhật thường giới thiệu tên sau đó sẽ cúi chào và nói: “Rất mong sự giúp đỡ của bạn”. Người Nhật thường cúi gập người khi chào hỏi thể hiện sự lịch sử và tôn trọng người khác.
Khác với phương Tây và một số quốc gia người Nhật thường ít những hành động ôm hôn, vỗ vai, xua tay chào nói… Khi chưa thân thiết, bạn cũng không nên đứng quá gần hoặc có hành động xuồng xã khiến người đối diện khó chịu.
Văn hóa cúi chào: nữ giới thường để hai tay phía trước, còn nam giới để hai tay bên hông khi cúi chào. Lần đầu gặp mặt, người Nhật thường cúi đầu 30 độ thể hiện lời chào tôn kính. Nếu thân quen, thì người Nhật cúi đầu 15 độ thể hiện sự xã giao hàng ngày, còn nếu cúi đầu khoảng 30 độ thì là lời chào tôn kính hơn và thường được sử dụng trong lần tiếp xúc đầu tiên. Đối với người lớn tuổi, người trên hoặc thể hiện sự cảm ơn, biết ơn… người Nhật thường trịnh trọng cúi người khoảng 45 độ.
Trao danh thiếp khi giao tiếp với người Nhật Bản
Sau khi chào hỏi, người Nhật thường trao đổi danh thiếp thay vì giới thiệu tỉ mỉ về bản thân như chức vụ, nghề nghiệp, công ty, nơi ở…
Đối với người trao danh tiếp: phải thật cẩn thận, danh thiếp hướng về phía đối phương sao cho nhìn rõ toàn bộ thông tin. Nếu bạn không để ý mà để lộn ngược hoặc để nhầm mặt trái lên thì sẽ bị hiểu là không tôn trọng người đối diện.
Người nhận danh thiếp: thể hiện thái độ trân trọng bằng cách nhận danh thiếp cẩn thận, cất gọn vào sổ tay, tránh việc nhét luôn vào túi hoặc bỏ tạm ra đâu đó. Rồi sau đó, trao lại danh thiếp của mình cho đối phương.
2. Trang phục tại Nhật
Người Nhật cũng rất coi trong trang phục trong khi giao tiếp. Trang phục không phải cầu kì, lộng lẫy, sa hoa mà chỉ cần gọn gàng và phù hợp. Đối với đối tác làm ăn nên có nên có sự sang trọng và hợp mốt. Người Nhật rất để ý và coi trọng chất lượng, đẳng cấp.
Người Nhật cực kì ghét sự xuềnh xoàng, không cẩn thận do đó bị coi là không tôn trọng họ. Đôi tất cũng khá quan trọng trong trang phục, người Nhật cũng khá để ý cách đi tất để đánh giá qua về đối phương.
3. Văn hóa khi đi ăn
Người Nhật coi trọng lúa gạo và đồ ăn do đó khi ăn bạn nên ăn hết cơm trong bát, nếu không thích thì cũng chỉ được để lại chút ít thôi. Khi ăn uống từ tốn không nên khoáng trộn thức ăn lung tung và vung vẩy đũa khắp nơi. Nếu bạn đi ăn với người lớn tuổi, thì bạn nên mời chào và để người trên dùng cơm trước.
Ở các nước Châu Á, tiêu biểu như ở Việt Nam, nếu bạn phát ra tiếng động trong khi ăn thì đó là điều thiếu lịch sự. Vì thế, người Châu Á khi ăn sẽ cố gắng hạn chế âm thanh, kể cả khi bạn… húp mì. Nhưng ở Nhật, khi bạn ăn một bát mì, tiếng húp mì thể hiện bạn tôn trọng người nấu ăn. Tiếng húp mì càng to càng chứng tỏ bạn rất biết ơn và khen ngợi bát mì ấy ngon đến thế nào.
Nếu có rượu trong bữa ăn, bạn không nên uống 1 mình mà nên rót rượu cho mọi người. Tôi rót cho bạn và bạn rót cho tôi. Không nên để quá say.
Nếu bạn đi ăn với đối tác, người Nhật thường có thói quen trả tiền cho bữa ăn. Nếu bạn muốn mời họ thì bạn có thể trả tiền cho toàn bữa ăn hoặc không muốn họ trả tiền cho suất ăn của mình thì bạn nên trao đổi trước với người phục vụ. Không nên tính cộng lại, kiểm tra các con tính trên hóa đơn thanh toán, sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế, thiếu tao nhã.
4. Văn hóa tắm tại Nhật Bản
Người Nhật ít khi nhậu nhẹt, bia rượu quá say quá đà. Sau các cuộc đàm phán, thương thảo, người Nhật thay vì đi uống rượu thường hay đi tắm để thư giãn. Khi đi tắm cùng thì việc xát xà phòng vào người dứt khoát phải làm sao cho tất cả người đều thấy – cho dù trước đó đã tắm cẩn thận.
5. Quà tặng khi tới nhà người khác chơi
Khi ghé qua nhà người khác chơi, bạn nên mua món quà nho nhỏ đến chơi. Quà không cần to tát nhưng nên được bọc gói cẩn thận. Người nhận quà thường vui vẻ đón nhận và cảm ơn.
-
Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điểm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn
-
Không được tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã. Đối vói người Nhật, chúng biểu tượng cho “mắn” trong sinh sôi nảy nở hoặc thủ đoạn.
-
Quà thường được trao tặng kèm với lời nói: “Mặc dù nó không có giá trị gì, nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho”.
-
Không được phép mở món quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.
6. Tiết chế cảm xúc khi giao tiếp
Khi giao tiếp, người Nhật luôn nói giảm, nói tránh và tránh sự đụng độ cãi nhau trực tiếp; đặc biệt là chỗ đông người. Nếu bạn có gì không hài lòng với đối phương, hãy kiềm chế cảm xúc và nên góp ý nhẹ nhàng khi chỉ có 2 người. Trên đây là một vài văn hóa cơ bản khi giao tiếp với người Nhật. Các bạn cần bỏ túi ngay mấy mẹo nhỏ này để có thể thích nghi tốt nhất tại Nhật nhé.
_______________
DU HỌC TÍN PHÁT – CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ DU HỌC