Đi du học là đi sang một đất nước mới, do đó các em học sinh cũng nên chuẩn bị cẩn thận các đồ dùng thiết yếu để bắt đầu cuộc sống mới. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, du học Tín Phát xin chia sẻ với các bạn tân du học sinh một vài kinh nghiệm để chuẩn bị hành lý đi du học.
1. Mang theo những loại giấy tờ cần thiết
Để có thể sang nước bạn, lên máy bay và làm thủ tục nhập học thì các em nhất định phải nhớ mang những loại giấy tờ sau đây:
– Hộ chiếu, visa
– Vé máy bay
– Các giấy tờ nhập học mà các trường nhật ngữ đưa về: thư mời nhập học, giấy xác nhận tư cách lưu trú
– Học bạ cấp ba, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh thì chỉ cần mang bản photo công chứng là được.
– Các em cũng nên mang theo ảnh thẻ: mang nhiều ảnh 3×4; 4×6, dùng khi nhập học; xin việc làm thêm, làm vé tàu xe bus… Các em nên lưu trên mail, điện thoại, máy tính để in ra khi cần dùng. Chụp ảnh tại Nhật khá là đắt đỏ.
2. Tiền
Đây là vật bất ly thân của bất kỳ ai muốn đi xa rồi đúng không ạ. Các em khi đi nên nhớ mang theo 1 khoản sinh hoạt phí cho 1-2 tháng đầu tiên bên Nhật tầm 10.000 đến 20.000 yên. Các em nên đổi ra tiền Yên trước tại Việt Nam; bởi vì ở nhật đổi tiền Việt hay tiền đô rất khó khăn.
Đổi tiền Yên thì nên đổi cỡ 10000 – 20000 là tiền 1000 yên để khi mua sắm hay đi xe bus dễ xử lý hơn. Các em cũng nên dự trù lấy 1 triệu tiền Việt để ngày trở về nước, tại sân bay có thể mua thẻ, sim hoặc đồ ăn…
Nếu được nên mang tầm 100,000 ~ 200,000 yên (1000 ~ 2000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY).
À, nếu bạn nghĩ tới ngày nhập cảnh về VN thì có thể mang tầm 500,000 VND để mua thẻ điện thoại chẳng hạn, hay nộp những loại phí mà không tiện nói tên!
3. Quần áo, đồ dùng cá nhân
Tại Nhật Bản có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
-
Mùa Xuân: từ khoảng tháng 3 – tháng 5
-
Mùa Hè: từ khoảng tháng 6 – tháng 8
-
Mùa Thu: từ khoảng tháng 9 – tháng 11
-
Mùa Đông: từ khoảng tháng 12 – tháng 2
Nhưng mùa hè tại Nhật khá mát mẻ hơn Việt Nam và mùa đông thì lạnh hơn rất nhiều do đó, quần áo bạn cần chuẩn bị:
Quần áo mùa hè, thun thu xuân, mặc đồ lót, quần áo mỏng mặc ở nhà, tất (vớ) v.v… Áo rét nên mang 1-2 cái. Quần áo tại Nhật cũng khá rẻ, phù hợp với khí hậu tại Nhật nên sang bên đấy bạn có thể bổ sung tránh mang nhiều tốn hành lý.
Người Nhật rất để ý trang phục do đó khi đi xin việc, lễ tết, khai giảng… các em nên mặc quần áo sơ mi, vest…
Đồ dùng cá nhân cần nên mang theo là: kem đánh răng, dầu gội, dầu xả, bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt và một số đồ vệ sinh thân thể. Bạn chỉ nên mang theo lượng đủ dùng trong tháng đầu tiên khi chưa quen cuộc sống mới.
Lưu ý: Các em cần lưu ý về số hành lý được mang theo lên máy bay
Hành lý ký gửi theo máy bay không quá 20kg; là hành lý đi cùng trên máy bay nhưng không cùng sát bên người. Do đó, các bạn có thể mang theo dao kéo, đồ kim loại cũng như chất lỏng trong hành lý ký gửi để đảm bảo quy định an ninh của chuyến bay. Tuyệt đối không để tiền, vật dụng có giá trị tại hành lý kí gửi.
Hành lý xách tay không quá 7kg: đồ dùng cá nhân, quan trọng có giá trị nên để tại đây. Hãy nhớ cân hành lý của mình ở nhà trước nhé, nếu không khi ra sân bay mà thừa số cân hành lý thì các bạn sẽ phải bỏ lại hoặc đóng thêm phí vận chuyển rất cao nữa đấy.
4. Thuốc, đồ dùng sức khỏe, đồ ăn, đồ uống
Khi mới sang thì các bạn nên mang theo 1 số loại thuốc đủ dùng trong 1-2 tháng: thuốc ho (thời tiết Nhật khá lạnh), cảm cúm, vitamin C, thuốc đau đầu, đau bụng… Không cần mang nhiều, khi quen rồi có thể tự đi mua. Hàng hóa bên Nhật khá văn minh nên không lo bị ốm. Các cửa hàng tiện lợi bên Nhật mở 24/24 nên không quá lo lắng về đồ ăn, đồ uống.
Thứ bảy là máy tính xách tay, điện thoại, từ điển
Nếu Laptop của bạn còn mới và dùng được thì bạn nên mang theo. Điện máy tính từ 100V – 240V phù hợp với điện 110V của Nhật Bản; còn các thiết bị khác thì không cần mang.
Điện thoại cũng ko cần bởi vì ở bên Nhật các bạn cũng không dùng được. Tại Nhật; du học sinh có thể mua điện thoại trả góp 0 đồng trong nhiều tháng. Giá điện thoại không quá đắt, khi đi làm thêm các em có thể trả được.
Từ những lời khuyên ở trên, Du học Tín Phát đúc kết lại những thứ sau:
– Bắt buộc: Hộ chiếu, vé máy bay
– Ảnh 3×4, 4×6 đủ nhiều (vài chục tấm)
– Máy tính xách tay, một USB
– Áo rét: 1 cái, áo khoác mỏng: 2-3 cái, áo thun: 5-6 cái, áo sơ mi (1 cái mặc cho trang trọng), quần tây (1 cái), giầy tây (1 đôi), quần jean (2 cái), quần lửng (1-2 cái), quần lót (đủ xài cả tuần), vớ (4-5 đôi)
– Bàn chải, tuýp kem đánh răng nhỏ, chai dầu gội nhỏ, chai sữa tắm nhỏ, khăn mặt (vài cái), khăn tắm
– Giày (1-2 đôi chắc vừa), dép tông
– Từ điển Nhật-Việt-Anh, kim từ điển (nếu có), sổ tay, cây viết
– 1 thùng mỳ, nửa ký chà bông, 1 tô có nắp, 1 đôi đũa, 1 thìa (không lại không biết ăn mỳ bằng gì!)
– Vitamin C, thuốc cảm cúm, ho, đường ruột
– Tiền: 10 – 15 vạn yên
_______________
DU HỌC TÍN PHÁT – CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ DU HỌC